CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ MH VIỆT NAM
Các bạn tu nghiệp sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ được đón tết theo lịch dương thay vì lịch âm như ở Việt Nam. Tuy đón tết theo lịch dương nhưng tết của người Nhật vẫn trọn vẹn những hương vị truyền thống.
Người Nhật đã đón năm mới theo lịch dương từ ngày từ năm 1873 đến nay. Trước đó, người dân xứ sở mặt trời mọc cũng đón tết theo lịch âm như chúng ta và các nước châu Á khác. Việc chuyển sang đón tết dương của người Nhật nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế hơn.
Lịch sử ngày Tết ở Nhật Bản
Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật vẫn đón tết theo lịch âm. Kể từ năm 1873 trở đi, Nhật Bản bắt đầu đón tết vào ngày 1/1 dương lịch như các nước phương Tây khác.
Quyết định này giúp Nhật Bản giảm thiểu số ngày nghỉ, tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí trả lương tháng 13. Đó là những lý do về kinh tế. Còn về lý do sâu xa thì là vì chính phủ Nhật muốn thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, dùng lịch phương Tây để tiếp thu văn minh.
Lịch âm có còn tồn tại ở Nhật không?
Lịch dương đã được dùng phổ biến ở Nhật nhưng người dân Nhật Bản vẫn dùng lịch âm để tính số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời.
Người Nhật đón tết dương lịch thế nào?
Tết Nhật Bản được tổ chức theo lịch dương nhưng vẫn giữ nguyên những nét văn hóa truyền thống phương Đông. Người Nhật vẫn giữ truyền thống vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đón vị thần Toshigami-sama đến nhà.
Cũng giống như người Việt Nam, người Nhật trang hoàng nhà cửa đón tết trước tết vài này. Tuy nhiên họ tránh trang trí nhà cửa vào ngày 29 vì trong tiếng Nhật 29 phát âm gần giống với “hai lần đau”. Cây tùng chính là loài cây không thể thiếu trong dịp tết của người Nhật Bản. Vì theo tín ngưỡng, vị thần Toshigami-sama sẽ trú ẩn trong cây này.
Trên khung cửa của các gia đình Nhật Bản còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma). Tết của người Nhật không thể thiếu được những loại bánh để cầu mong mọi sự tốt lành.
Người Nhật cũng có bữa tất niên vào đêm 30 Tết và có tục lệ xuất hành đầu năm. Đây được coi là tục lệ trọng đại và họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may.